Sau nhiều nỗ lực, mới đây Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã đồng ý với một chế độ cởi mở với tiền mã hoá ở quốc gia này. Theo Kommersant, 18/2 tới đây sẽ có một dự thảo luật về việc lưu hành crypto trong nước, trong đó tiền mã hóa được công nhận là một loại tiền tệ chứ không phải tài sản tài chính kỹ thuật số (DFA). Các quy tắc mới sẽ có hiệu lực vào nửa cuối năm 2022 hoặc vào năm 2023.
Theo đó, hợp động tiền mã hoá hợp pháp chỉ được thực hiện khi có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân, thông qua ngân hàng hoặc tổ chức trung gian được nhà nước cấp phép. Mức giao dịch tương đương với 600.000 rúp ( khoảng 7967.69 USD). Việc giao dịch “trộm” và trốn tránh báo cáo sẽ được quy là hành vi phạm tội, sẽ bị phạt khi chấp nhận tiền mã hoá làm phương tiện thanh toán.
Đây được xem là một kết quả đáng mong đợi đối với các nhà đầu tư tiền mã hoá sau 3 tuần đối mặt với “áp lực” pháp lý căng thẳng ở Nga. Nhiều cơ quan chính phủ đã lên tiếng phản đối lệnh cấm tiền mã hoá được Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra vào ngày 20/1 vừa qua. Mặc khác, các nhà chức trách Nga có thể đánh thuế thị trường tiền mã hoá và thu thuế lên tới 13 tỷ USD. Thị phần tiền mã hoá của Nga đang rơi vào khoảng 12% toàn cầu (tương đương với 2000 tỷ USD tài sản này). Đây cũng chính là động lực để Nga “mở cửa”.
Tuỳ thuộc vào mức thuế, nhà nước Nga có thể thu từ 90-180 tỷ rúp (1,2 – 2,4 tỷ USD) đối với các sàn giao dịch tiền mã hoá mỗi năm và thêm 606 tỷ rúp (8 tỷ USD) bằng cách đánh thuế thu nhập nhà đầu tư trực tiếp vào thị trường.
Người đứng đầu Ủy ban Công nghiệp Duma Quốc gia Vladimir Gutenev đã đề xuất mức thuế thu nhập tối thiểu là 15% cho các thợ đào tiền mã hóa. Nga được xếp hạng là trung tâm khai thác Bitcoin lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Kazakhstan. Sau lệnh cấm khai thác của Trung Quốc, Nga đã nổi lên như một trong những điểm đến thay thế hàng đầu, ghi nhận hashrate tăng từ 6,8% lên 11,2%.