Với lợi nhuận gần như không tưởng, tiền mã hoá đang là một kênh đầu tư nổi bật năm 2021 bên cạnh chứng khoán. Những hình thức đầu tư truyền thống đang bị “bỏ ngỏ” và bị các nhà đầu tư thờ ơ. Hầu hết các loại tiền mã hoá đều đạt mức kỉ lục trong năm 2021 và mang lại một lợi nhuận khiến nhiều người bất ngờ.
Bên cạnh việc lợi nhuận cao, việc đầu tư tiền mã hoá cũng đem lại không ít rủi ro. Việc tăng phi mã của các đồng tiền mã hoá đem lại không ít giá trị cũng như lợi nhuận cho các nhà đầu tư thì việc có những đợt các đồng tiền mã hoá lao dốc không phanh thực khiến không ít người “cháy ví”.

Tháng 5/2021, nửa giá trị thị trường đột nhiên bị xoá sổ chỉ trong 1 tuần lễ. Tháng 9/2021, sự siết chặt của Trung Quốc nhằm hạ đà leo thang các tài khoản tiền mã hoá khi đất nước này cấm tất cả các giao dịch. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thế nhưng tháng 11/2021, Bitcoin chạm ngưỡng 69.000 USD làm người ta vui mừng. Thế nhưng chưa được bao lâu, đồng tiền mã hoá số 1 thế giới đột ngột rớt giá 50%.
Mặc dù có nhiều người kiếm được không ít tiền từ tiền mã hoá thế nhưng rất nhiều cá nhân, nhà đầu tư mất trắng vì thị trường này. Rất nhiều người dấn thân vào tiền mã hoá. Với những người mới bắt đầu “chơi”, nhiều lời khuyên cho rằng nên chọn cách tiếp cận an toàn – đầu tư các token top đầu, biên độ có thể không tăng cao nhưng cầm dài hạn thì việc thua lỗ sẽ không có. Rất nhiều người chấp nhận rủi ro, bỏ ra hết số tiền tích luỹ với mong muốn lợi nhuận sẽ tăng cao. Thông dụng nhất cho việc đầu tư này chính là những dự án “chớm nở”, vừa giao dịch lên sàn phi tập trung với hi vọng khi được Fomo thì token sẽ tăng phi mã.

Và việc không tìm hiểu kĩ, rất nhiều người đã đầu tư bằng hình thức này thế nhưng lòng tin đặt sai chỗ. Vì Fomo chính vì thế không ít người tìm nhầm địa chỉ là coin giả. Coin giả chỉ là một trong vô vàn cạm bẫy trên kênh đầu tư được FOMO nhiều như tiền số. Theo báo cáo của Chainalysis, tội phạm tiền điện tử năm 2021 ghi nhận quy mô kỷ lục 14 tỷ USD. Giá trị của các giao dịch bất hợp pháp vào năm 2021 gần gấp đôi so với con số 7,8 tỷ USD của năm 2020.
Trong con số 14 tỷ USD, chỉ riêng các giao dịch lừa đảo trên thị trường tiền điện tử đã ghi nhận 7,8 tỷ USD, tăng 82% so với năm 2020. Trong đó, gần 3 triệu USD đến từ “rút thảm” (rug pull), thuật ngữ chỉ việc một nhóm phát triển tiền số tạo ra một dự án giả và sau đó bỏ trốn với tất cả số tiền có được của nhà đầu tư.